Hãy tự tin và đứng vững trên đôi chân của mình
Tôi gặp ông trong một cuộc hội thảo cách nay 3 năm. Từ đó, mỗi lần có các cuộc hội thảo quan trọng, tôi lại thấy ông xuất hiện trên đôi nạng gỗ. Không bận tâm về điều đó, ông vui vẻ đến chào hỏi, bắt tay, chuyện trò với mọi người. Lần gặp ông mới đây, tôi quyết định làm quen với con người đáng mến ấy. Ông là Đặng Quý, Phó Giám đốc kinh doanh Trung tâm Nội thất và Điện máy Thiên Hòa (TPHCM).
- Liệu bạn có phải là Ứng Viên hoặc Nguoi Tim Viec mà các nhà tuyển dụng tìm kiếm? Cập nhật những thông tin Tìm Việc Làm nhanh nhất để nắm bắt cơ hội!
|
Tuổi thơ buồn
Sinh ra trong một gia đình buôn bán nhỏ ở quận 10- TPHCM, Quý là anh cả trong gia đình có 5 anh chị em. Gia đình đầm ấm, hạnh phúc nếu như không có một biến cố xảy ra. Đó là năm 1968, khi vừa tròn 3 tuổi, Quý bị một trận sốt bại liệt. Dù gia đình hết lòng chạy chữa nhưng đôi chân ông đã mãi mãi không còn được chạy nhảy tung tăng như bao bạn bè cùng trang lứa.
Tuổi thơ buồn lặng lẽ trôi qua cho đến khi Quý đến tuổi tới trường. Thương con, ngày nào cha Quý cũng đưa rước tận lớp để con khỏi tủi thân với bạn bè. Đến năm học lớp 4, thấy cha mẹ buôn bán vất vả còn phải trông nom các em, Quý xin cha để mình tự đi bộ đến lớp hoặc quá giang bạn bè. Quý học rất khá, năm nào cũng được xếp vào tốp 10 học sinh giỏi của lớp.
Vốn đam mê điện tử, máy móc, cậu học trò nhỏ nuôi ước mơ vào Trường ĐH Bách khoa. Nhưng một lần nữa, ước mơ vào ĐH đã khép lại với Quý khi ông không có giấy chứng nhận đủ sức khỏe để học ĐH. Không đầu hàng số phận, ông chọn cho mình một hướng đi khác.
- Nếu bạn là một nhà tuyển dụng thì những thông tin về những Người Tìm Việc, Người Tìm Việc 24h sẽ giúp bạn tìm cho mình những viên ngọc sáng giá!
“Luôn xem mình là người bình thường”
“Hơn 20 năm trước, vi tính còn rất mới mẻ và chưa phát triển như hiện nay. Tôi nghĩ mình có thể khám phá nhiều điều mới mẻ ở lĩnh vực này nên xin vào học tại một cơ sở tư nhân”. Muốn được chủ chỉ dạy tận tình, Quý xin ở lại làm không công cho cơ sở. Tất tần tật các công việc từ sửa chữa, lắp ráp đến soạn thảo văn bản, viết thư thuê, ông đều không nề hà.
Sau 2 năm, có kinh nghiệm, ông xin vào làm tại một cửa hàng kim khí điện máy. Được giao làm nhân viên kinh doanh, ông bắt đầu học hỏi, nghiên cứu thị trường; sở thích, nhu cầu của khách hàng… Từ một người không biết gì về kinh doanh, ông trở thành một nhân viên giỏi. “Nhưng làm được 7 năm, cửa hàng chuyển đổi công việc. “Tôi không muốn bỏ nghề nên nộp đơn vào Thiên Hòa. Ban đầu, tôi cũng hơi do dự vì mình là người khuyết tật lại không có bằng cấp. Nhưng với kinh nghiệm thực tế trong kinh doanh lĩnh vực này nên sau đó, tôi quyết định nộp đơn và được nhận vào làm ngay”- ông kể.
Vào Thiên Hòa, ông tiếp tục lao vào học tập. Từ các lớp CEO, quản lý bán hàng đến tâm lý khách hàng… ông đều theo học. “Nếu không nhạy bén, mua phải những mặt hàng khó bán sẽ bị tồn kho nhiều, khó thu hồi vốn. Do vậy, khảo sát thị trường, nắm bắt tâm lý khách hàng là điều đòi hỏi người làm kinh doanh phải biết”. Với sự chăm chỉ ấy, từ một nhân viên bình thường, ông Quý được đề bạt vào vị trí phó giám đốc kinh doanh. Ông tâm sự: “Tôi luôn xem mình là người bình thường và có như thế, mọi người mới xem tôi là người bình thường”.
Quên mình vì công việc
Ngày nào không đi học, ông thường ở lại công ty đến 21 giờ và đi làm cả ngày chủ nhật. Ông cho biết: “Ngày thường, tôi rất bận rộn khi phải nhận điện thoại, tiếp khách. Chủ nhật rảnh rỗi, tôi muốn xem lại công việc cũ và sắp xếp công việc cho tuần mới”. Thấy ông cứ “chúi mũi” vào công việc như thế, sếp phải gợi ý: “Cậu có cần nghỉ ngơi hay không?”. Ông lắc đầu: “Bao giờ mệt, tự tôi xin nghỉ”. Bạn bè kể, có lần công ty khai trương chi nhánh mới, ông phải ở lại làm bảng giá. Ông và giám đốc ngủ luôn tại chỗ làm để kịp công việc.
Khách hàng quen thuộc của Thiên Hòa, ai cũng biết chương trình “Đổi cũ, sở hữu mới”. Đó chính là một trong những sáng kiến của ông Đặng Quý. Các sản phẩm điện máy gia dụng luôn luôn cải tiến mẫu mã, kiểu dáng, chất lượng, giá cả… Nhiều gia đình muốn thay đồ mới nhưng không biết xử lý cái cũ thế nào. “Bán ve chai thì không nỡ, tặng người khác thì không dám vì sợ mang tiếng tặng đồ cũ. Hiểu được tâm lý đó, tôi đề xuất ban giám đốc thực hiện chương trình. Ban đầu, cũng có một vài ý kiến lo ngại trung tâm lấy đồ cũ về làm gì. Chúng tôi cùng bàn bạc và đã tìm được lời giải. Những món đồ cũ được tân trang để cho khách mượn khi họ cần bảo hành sản phẩm mới hoặc tặng các cơ sở từ thiện”.
Chương trình tuy không mang lại lợi nhuận cao nhưng có ý nghĩa lớn khi Thiên Hòa có thêm nhiều khách hàng thân thiết. Ông tâm sự: “Tôi thấy mình may mắn vì được làm đúng công việc yêu thích. Hiện nay, có rất nhiều người khuyết tật như tôi nhưng họ chưa được xã hội quan tâm đúng mức. Tôi mong có nhiều trường dạy nghề cho người khuyết tật để họ được học tập, làm việc và cống hiến”.
>> Xem thêm tin tuyển dụng các ngành nghề phổ biến:
Truy cập để xem nhiều hơn tại MangViecLam.com – Kết Nối Sự Nghiệp, Tuyển Dụng, Kiếm Tìm Việc Nhanh 24H
Hotline: (028) 2222 2236 / (08) 2266 3636 / (08) 2268 3636
Cùng Danh Mục:
Liên Quan Khác
- Nghề mang tên “Làm dâu trăm họ”
- Khan hiếm các ứng viên kinh doanh và lao động phổ thông
- Nếu có săn kỹ năng thì bạn không phải lo chuyện thiếu việc
- Đâu sẽ là những tố chất cần phải có của người lãnh đạo?
- TP.HCM: Nhiều nghề “hot” đang trong tình trạng dư nguồn cung
- Hãy mạnh mẽ và luôn vượt khó để khởi nghiệp thành công
- Chia sẻ của Rebecca Nguyễn: “Dù ở đâu tôi vẫn là người Việt Nam”
- 3 cách giúp các CEO thoát khỏi khó khăn
- Sử dụng phương pháp Kaizen: Dùng 60 giây đối trị bệnh lười
- Nắm bắt cơ hội khi bước vào vòng phỏng vấn
- 5 cách để rèn luyện kỹ năng ra quyết định
- Chán việc, có nên từ bỏ ngay hay tìm cách giải quyết?
- Để thành công khi làm việc nhóm, trưởng nhóm nên làm những gì?
- Nhân biết những nguyên lý thành công để thực hiện nó
- Con đường khởi nghiệp của doanh nhân diễn ra như thế nào?
Leave a Reply